Cảm ơn quý vị đã ghé thăm blog! Chúc quý vị có giây phút vui vẻ!

Thứ Năm, 20 tháng 6, 2013

Không nói ai cũng biết. Nhưng cũng phải nói thêm: ai cũng biết nhưng không ai dám nói!



Cảm thông, chia sẻ với những suy tư của Bộ trưởng Phạm Vũ Luận, tôi đã viết loạt bài về hiện trạng giáo dục Việt Nam. Tôi nhấn mạnh cái gốc thuộc vấn đề nhân sự, mà đã là nhân sự, không chăm lo đàng hoàng, nó di hại đến cả trăm năm!
Sự thực ấy, không nói ai cũng biết. Nhưng cũng phải nói thêm: ai cũng biết nhưng không ai dám nói!
Bởi vì nói về nhân sự là nói đến ai, nếu không nói đến lãnh đạo giáo dục các cấp??? Thế là ai cũng sợ nên giả câm giả dại!
Và dại khờ là những lũ người câm! Tố Hữu đã cảnh báo thế, và hôm nay toàn ngành giáo dục của ta thành giáo dục đặc biệt, sau cả thế kỉ nỗ lực vẫn không thể hòa nhập.
Sự an toàn của các lãnh đạo hiện nay là dân bị câm. Khi xảy ra sự vụ, các quan Bộ lại lên giọng hề chèo: dân không nói thì ai biết?
Năm năm trước, khi thanh tra vụ Trần Tín Kiệt, một số quan Bộ to mồm giữa hội trường trách đảng, trách dân, rằng có đảng ủy, có công đoàn, có thanh tra nhân dân, tại sao lại để Trần Tín Kiệt lộng hành? Trong khi họ thừa biết, Hiệu trưởng, Bí thư đảng, Nhà giáo ưu tú này do ai dựng lên và ai đã chống lưng cho y lộng hành!
Bây giờ thì hàng loạt các sự vụ: vụ Nguyễn Văn Nam, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế quốc dân (tại đây) , vụ Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm (tại đây), vụ Hoàng Văn Châu, Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương (tại đây), vụ Nguyễn Ngọc Thảo, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Đồng Khởi (tại đây)…
Các sự vụ đều có sai phạm giống nhau đến không ngờ: “Dân chủ giả hiệu” để lũng đoạn đảng, lũng đoạn đoàn thể, kéo bè kéo cánh, gia đình trị, gian dối trong đào tạo và thu chi tài chính, tạo ra các danh hiệu, giá trị ảo…
Không biết khi thanh tra các vụ Hiệu trưởng này, mấy ông Bộ có còn cái điệp khúc: dân không nói thì làm sao lãnh đạo biết?
Trong khi, dân chúng tôi nghĩ, vì lãnh đạo thừa biết, nên dân chúng tôi làm sao dám nói!
Đến khi dân cất lên tiếng nói, thì chỉ có thể nói cho công luận biết, chứ nói cho các ngài biết để làm gì?
Nói thẳng ra, Hiệu trưởng do các ngài bổ nhiệm, mà bổ nhiệm một cách ngang ngược, ném từ trên trời xuống, bất chấp tín nhiệm của dân, chúng không lộng hành mới là lạ. Với cái quyền uy vô biên của các ngài như thế thì có là Tôn Ngộ Không cũng chắp tay vái dài, ném gậy xuống biển mà về với núi Hoa Quả cho xong!
Các đời Bộ trưởng đã nỗ lực tháo gỡ mọi rối rắm bùng nhùng của giáo dục, nhưng không thấy hoặc không dám đi từ gốc, nên càng gỡ, càng rối.
Những tiêu cực trong giáo dục chỉ là cái ngọn đang mọc ra từ cái gốc cây yêu quái trong huyền thoại do các ngài trồng lên, chặt nhánh này nó lại mọc ra nhánh khác.
Tôi nghĩ, hình ảnh Bộ trưởng Luận thọc tay vào túi quần lặng lẽ suy tư là suy tư làm sao chặt được cái cây yêu quái này để trồng lại cái cây thần lành mạnh khác!
Mà nếu ông thật sự suy tư về điều này thì cán bộ, nhân dân các trường đến lúc phải cùng nhau đoàn kết để giúp ông. Công cuộc cải cách giáo dục của ông chỉ có thể dựa vào dân. Nhưng từng trường đánh lẻ như vừa rồi chỉ có thể giải quyết cục bộ, mà hậu quả là một sâu Trần Tín Kiệt ra đi, các sâu khác lại ra đời.
Chỉ có thể lúc này là: Giảng viên các Trường Đại học và cán bộ giáo viên bị áp bức đoàn kết lại! Chống lưng cho Bộ trưởng làm cách mạng là nhân dân chứ không thể là cái “chân đất” của cá nhân ông!
Theo Blog Chu Mộng Long

1 nhận xét:

Yêu tự do, dân chủ nói...

Phải chặt được cây cộng SẢN, PHẢI ĐA THÌ MỚI ĐƯỢC